Tin tức

Doanh nghiệp VLXD: Bức tranh "sáng tối"
07:19, 27/03/2013 , Post by Linh
Tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD) trong 3 tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái trên các ngành hàng chủ yếu như xi măng, sắt thép, gạch...

TS Nguyễn Quang Cung - Phó chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, thành viên Ban Tổ chức tại Vietbuild cho biết: "Nhìn lai toàn cảnh thị trường VLXD 3 tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 20-30%. Đây là một bức trang hơi buồn và ảm đạm".

Đối với ngành xi măng, tiêu thụ 3 tháng đầu năm mới đạt 10,94 triệu tấn, tương đương 19,54% so với kế hoạch đặt ra là 56-57 triệu tấn. Tiêu thị xi măng tháng 3 bằng 165,6% so với tháng 2. So với cùng kỳ năm ngoái, 3 tháng đầu năm 2013 tiêu thụ xi măng chỉ đạt 95%. Hiện nay, tỷ lệ tồn kho 3 tháng ở mức 5,5%. "Đây là một con số khá tốt bởi thường mức tồn kho xi măng là khoảng 10%. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp VLXD trong nước đã có được sự điều tiết sản xuất tốt", ông Cung nhận định.

Vật liệu thấp nhất trong tiêu thụ là kính xây dựng. Hiện nay, sản phẩm kính tiêu thụ mới đạt 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngành khách như gạch ốp lát, gạch không nung...có sản lượng tiêu thụ dao động trong khoảng 60-75%so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp tìm cách "thoát thân"

Trong bối cảnh khó khăn của thị trường VLXD, nhiều doanh nghiệp VLXD đã tự tìm cho mình lối đi bằng cách bán cổ phần cho các công ty nước ngoài như thương vụ CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) bán 70% cổ phần Xi măng Thăng Long với giá 230 triệu USD cho Tập đoàn Semen Gresik (Indonesia) hay thương hiệu số 1 trên thị trường gạch ốp lát Việt Nam Prime đã bán lại 85% cổ phần (khoảng 5.000 tỷ đồng) cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan.

Việc các doanh nghiệp VLXD trong nước ồ ạt bán cổ phần cho các công ty nước ngoài trong thời gian qua đã có nhiều cơ quan kiến nghị Chính phủ cấm nhưng ông Cung cho rằng "trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc mình đi mua nhà máy của người khác hay nước khác mang tiền mua cổ phần của mình là chuyện bình thường...và nếu như trong các bộ luật, các văn bản cao nhất của nước ta không cấm thì Chính phủ cũng không thể cấm được".

Ông Cung cũng nhận định: "Ở nước mình, mình bảo xi măng bán không được, gạch bán không được, nhưng nước ngoài vẫn bỏ tiền ra mua mà mua nhiều không mua ít. Điển hình là việc công ty nước ngoài đã mua 2 dây chuyền của xi măng Hải Phòng với công suất gần chục triệu tấn, gạch cũng mua đến trăm triệu m3... Vậy tại sao chúng ta thì bỏ mà nước ngoài lại mua vào?".

Theo ông Cung, nhiều doanh nghiệp đã phải bán cổ phần, bán công ty cho nước ngoài chỉ vì không đủ tiềm lực tài chính đợi đến ngày "hái quả", các doanh nghiệp không đủ sức cầm cự bởi chi phí giá vốn, lãi suất ngân hàng cao..

Theo http://satthep.net

Top

Sản phẩm đã xem